Tiền nhàn rỗi thì nên dùng đầu tư vào đâu?

Khi mở doanh nghiệp riêng, đừng là một “em bé ngây thơ” khi bỏ qua khâu nghiên cứu thị trường, nhu cầu,… một cách kỹ lưỡng trên mức cần thiết


Những phân tích sau sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự tham khảo để dễ cân nhắc trong việc chọn nơi gửi tiền ở các kênh đầu tư khác nhau.

1
– Khả thi, cơ hội, và lợi nhuận

Nếu bạn muốn tăng tốc cho khoản một cách nhanh chóng thì đây sẽ kênh đầu tư nên cân nhắc. Tuy nhiên, hãy luôn ghi tạc trong tâm trí việc lợi nhuận cao, rủi ro sẽ không ít và đây chính là lúc bạn thể hiện sự “Có gan làm giàu” của mình. Để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, các nhà đầu tư nên tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp dự định mua cổ phiếu một cách kỹ lưỡng. Nhiều nhà đầu tư chứng khoán mắc phải lỗi phổ biến là họ thường nuôi hi vọng cổ phiếu sẽ tăng giá trở lại mỗi khi cổ phiếu rớt giá và thường chần chừ “cắt lỗ”. Hãy tự đặt ra một hạn ngạch rớt điểm cho phép (5-10% chẳng hạn). Một khi cổ phiếu đã rớt giá hơn mức cho phép, hãy dứt khoát quyết định và chỉ giữ lại những cổ phiếu đang tăng điểm.

2
Mua vàng/ngoại tệ – Bảo toàn giá trị đồng tiền

Bỏ qua mục đích đẩy nhanh lượng tiền tiết kiệm bằng kênh chứng khoán, bạn có thể cân nhắc giải pháp mua vàng/ngoại tệ nếu muốn những khoản tiền nhàn rỗi của mình không bị trượt giá theo thời gian. Tuy nhiên, cũng để tránh rủi ro thì bạn không nên mua vàng bằng mọi giá khi giá vàng đang cao ngất ngưởng và biến động không ngừng. Bạn cũng nên theo dõi tình hình giá vàng thế giới để đảm bảo sự chênh lệch giá không là quá lớn nhằm tránh tình trạng gặp phải giá ảo do hậu quả của việc thiếu vàng vật chất ngắn hạn.

Khi kinh tế suy thoái, vàng/ngoại tệ luôn là kênh đầu tư được nhiều người gửi gắm

3
– Nên chăng?

Mặc dù đã có rất nhiều người giàu lên nhanh chóng khi chọn cho mình cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản nhưng nếu không chuẩn bị sẵn sàng cho tất cả mọi thứ, bạn sẽ khó thành công. Trong tình hình bất động sản không còn tình trạng “đóng băng” mà đã thành “hoá đá” như hiện nay, đây sẽ là kênh đầu tư không có lợi nhuận trong thời gian gần. Tuy nhiên, nếu nguồn tiền nhàn rỗi của bạn thật sự dồi dào thì bạn vẫn có thể cân nhắc trích một phần để đầu tư vào bất động sản do tình hình càng khó khăn ít người giao dịch thì khả năng bạn sẽ mua được “giá hời” là rất cao.

Nếu vốn ít, đầu tư vào bất động sản trong thời điểm đóng băng này sẽ là một canh bạc đầy rủi ro

4
Mở doanh nghiệp – Tự làm chủ đồng tiền

Với nhiều người, ước mơ “kết liễu” đời làm công và “kết hôn” với việc làm chủ luôn thôi thúc trong lòng. Lại cũng có nhiều quan niệm cho rằng “Suốt đời làm công chẳng thể giàu, chỉ cần làm chủ đời đổi màu”. Thật ra, việc mở doanh nghiệp riêng cũng là một trong những quyết định trọng đại trong đời. Nếu đây chính là tần số đầu tư mà bạn đang thăm dò, bạn cần hết sức thận trọng cân nhắc về lĩnh vực đầu tư, nhu cầu thị trường, tiềm lực bản thân,… Suy nghĩ mở doanh nghiệp riêng có thể là một quyết định hơi liều lĩnh, nhưng xét cho cùng đời vốn rất công bằng và cơ hội sẽ mở ra cho người dám dấn thân vào sự thử thách. Nếu bạn đã có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lường hết được mọi rủi ro có thể có cũng như hết mình cho sự lựa chọn táo bạo này.

Khi mở doanh nghiệp riêng, đừng là một “em bé ngây thơ” khi bỏ qua khâu nghiên cứu thị trường, nhu cầu,… một cách kỹ lưỡng trên mức cần thiết

5
Gửi ngân hàng – An toàn nhưng lời ít

Trái với kênh đầu tư chứng khoán và mở doanh nghiệp riêng khi “Lợi nhuận cao, rủi ro sẽ không ít”; thì khi gửi ngân hàng, người đầu tư sẽ có sự “An toàn cao, lợi nhuận lại không nhiều”. Đến đây, bạn buộc phải cân nhắc để chọn được một kênh đầu tư phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng của bản thân. Nếu quyết định cuối cùng là chọn gửi tiền vào ngân hàng, tiêu chí đáng xem xét đầu tiên là uy tín rồi mới đến lãi suất. Nhiều ngân hàng nhỏ lẻ có thể mời chào một mức lãi suất hấp dẫn nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro khi thị trường biến động. Thêm nữa, đừng bao giờ gửi tất cả tiền vào một sổ tiết kiệm mà nên chia làm hai sổ: một sổ với kỳ hạn lâu dài (ví dụ 1 năm) để hưởng được mức lãi suất cố định cho cả năm đó, sổ còn lại kỳ hạn ngắn (ví dụ 1 tháng) để dự phòng rủi ro, bất trắc trong cuộc sống.

Đầu tư tiền nhàn rỗi

Cho dù bạn chọn kênh đầu tư nào, lời khuyên “Đừng dồn hết trứng vào cùng một rổ” luôn chẳng bao giờ là thừa. Tuỳ vào nhu cầu và nội lực tài chính cụ thể, bạn sẽ biết rõ kênh đầu tư nào nên đáng được cân nhắc nhất. Chúc bạn luôn “nặng túi tiền bên trái, trĩu túi tiền bên phải” với những quyết định sáng suốt sắp tới.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *